Lãi suất vay tiêu dùng – muôn hình vạn trạng

Lâu nay, vay tiêu dùng được coi là gói vay dễ tiếp cận nhất bởi lẽ không phải chứng minh mục đích vay hay kế hoạch trả nợ. Tuy nhiên, việc mỗi tổ chức tín dụng lại có một cách tính lãi riêng khiến nhiều người có cảm giác “không biết đâu mà lần”, thậm chí là “như bị lừa”

“Hoa mắt” vì các kiểu lãi suất

Hầu hết các tổ chức tín dụng hiện nay, từ ngân hàng, công ty tài chính cho đến các cửa hàng cầm đồ đều cung cấp các gói vay tiêu dùng với đủ các hình thức vay, từ thế chấp, cầm cố và nhiều nhất là tín chấp. Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 6 tháng đầu năm 2024, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt trên 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 20% tổng dư nợ của nền kinh tế và nếu tính từ năm 2010 đến nay tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phục vụ đời sống luôn cao hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung. Điều này chứng tỏ sức hút của loại hình dịch vụ tài chính cá nhân này là rất cao.

Tuy nhiên, ở góc nhìn của người vay thì câu hỏi có hay không việc vay tiêu dùng lãi suất thấp luôn được đặt ra trước tiên, thậm chí trước cả câu hỏi về điều kiện vay. Đó là bởi trên thị trường hiện nay, các mức lãi suất cho vay tiêu dùng là tương đối khác biệt.

Trước tiên, nếu vay tín chấp, mức lãi suất của các ngân hàng hiện đang dao động từ 15% đến dưới 20%/năm, tuỳ từng gói vay và điều kiện vay. Thời gian vay thường là 5 năm và hạn mức vay ở khoảng 30 đến 50 triệu đồng. Nếu vay ở các công ty tài chính, lãi suất dao động từ 28% đến gần 60%/năm, cá biệt còn có thể còn cao hơn. Thời gian vay của các công ty tài chính ngắn hơn, chỉ khoảng 3 đến 4 năm và hạn mức vay chỉ trên dưới 30 triệu đồng.

Vay tiêu dùng thế chấp tài sản thì có lãi suất thấp hơn. Lãi ngân hàng là từ 8% – 15%/năm nhưng có thể đến 10 năm trong khi hạn mức vay thì tùy thuộc giá trị tài sản thế chấp. Thông thường, các ngân hàng chỉ nhận thế chấp ô tô, bất động sản. Các công ty tài chính ít cho vay tiêu dùng thế chấp nhưng cũng như ngân hàng, lãi suất vay thế chấp của các công ty tài chính sẽ thấp hơn lãi suất vay tín chấp của chính họ trong khi thời gian vay sẽ lâu hơn.

Các cửa hàng cầm đồ do nhà nước cấp phép, quản lý cũng được xem là một loại hình tổ chức tín dụng và cũng cung cấp các khoản vay tiêu dùng nhưng theo hình thức cầm cố. Lãi suất của các đơn vị này này hiện tương đương lãi suất các công ty tài chính, dao động trong khoảng từ 35% – 55%/năm, tính theo hệ lãi suất phẳng.

Nguyên nhân và ý kiến người trong cuộc 

Mức lãi suất dưới 20%/năm của các ngân hàng được xem là thấp và nhiều người có xu hướng lấy đó làm chuẩn. Sở dĩ các ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất thấp vậy là bởi họ nắm được nhiều thông tin tín dụng của khách, lựa chọn được khách có chất lượng thông qua việc nhận lương từ tài khoản ngân hàng và xét nợ xấu. Về thu nhập, nhóm khách hàng tập trung mà các ngân hàng hướng tới thường có thu nhập trên 20 triệu/tháng.

Các công ty tài chính tính lãi suất cao hơn là bởi khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt như khách của ngân hàng, thu nhập không ổn định hoặc đang có một khoản vay song song từ các tổ chức tín dụng khác. Do đó, lãi suất cao cũng là một hình thức giúp công ty tài chính hạn chế rủi ro. Về thu nhập, nhóm khách của các công ty tài chính thu nhập từ 7-20 triệu đồng/tháng và đây cũng là phân khúc khách hàng mà cả công ty tài chính lần ngân hàng đều đang đẩy mạnh khai thác.

Theo đại diện F88, công ty cầm đồ lớn nhất Việt Nam hiện tại với hơn 820 phòng giao dịch, thì khách của họ có tỉ lệ rủi ro cao hơn các công ty tài chính bởi hầu hết khách chỉ tìm đến F88 khi đã bị các ngân hàng, công ty tài chính từ chối. Dù vậy, đơn vị này cũng chỉ áp dụng mức lãi suất tương tự các công ty tài chính. Xét về thu nhập, khách cầm đồ có thu nhập thấp hơn hẳn, chỉ khoảng 5-12 triệu đồng/tháng, theo một kết quả khảo sát của F88 đối với những khách hàng vay bằng xe máy.

Theo một số chuyên gia, để kéo giãn khoảng cách lãi suất này, thông tin tín dụng là giải pháp. Bởi khi hiểu rõ khách, các tổ chức tín dụng mới “yên tâm” trao tiền, từ đó hạn chế các chi phí thẩm định, quản trị, rủi ro khoản vay và kéo giảm lãi suất. Theo Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), đến nay đã ghi nhận trên 55 triệu hồ sơ tín dụng, chiếm gần 80% dân số trưởng thành. Đây là tiền đề giúp các tổ chức tín dụng hiểu về khách hàng hơn. Thời gian tới, khi cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia cũng sẽ giúp các tổ chức tín dụng hiểu về khách hơn nữa. Đó là những cơ sở giúp mặt bằng lãi suất cho vay tiêu dùng “bằng phẳng”, tích cực hơn.

 

Tin Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN ẤN TƯỢNG

Advertismentspot_img

TIN MỚI NHẤT

Doanh Nhân Linda Trương và hành trình kiến tạo “The Face University”

Trải qua hơn 1 tháng phát động và đêm chung kết của “The Face University 2024” đã chính thức khép lại với kết quả...

Chủ Tịch Linda Trương, CEO Dương Lý Hoàng Phúc cùng top 10 yêu thích của “The Face University 2024” dự tiệc tối xa hoa,...

Lần đầu tiên, một cuộc thi dành cho sinh viên được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp và thu hút sự quan tâm lớn...

Top 40 “The Face University 2024” nhận Sash và hô tên tỏa sáng đầy bản lĩnh tại đêm công bố

Trải qua vòng Sơ khảo, thể hiện được sự bản lĩnh, phong thái, tri thức và sắc đẹp nổi bật, 38 thí sinh vượt...
Advertismentspot_img

Want to stay up to date with the latest news?

We would love to hear from you! Please fill in your details and we will stay in touch. It's that simple!