Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, càng kéo dài sẽ rất khó khắc phục

Đó là nhận định của nhiều luật sư, khi đề cập đến vụ tranh chấp đã và đang gây sự chú ý đặc biệt của dư luận cũng như lãnh đạo các cơ quan chức năng. Mặc dù các chuyên gia pháp lý và báo chí, trong đó có Báo (nay là Tạp chí) Người cao tuổi phản ánh, chỉ rõ Quyết định 07/QĐ-CTHADS ngày 18/12/2018 ngăn chặn chuyển dịch đối với 13 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với diện tích 232,66 ha của Công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát (Công ty Hồng Phát), chủ đầu tư Dự án, là thể hiện dấu hiệu trái pháp luật. Nhưng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An nhất định không chịu gỡ bỏ, có dấu hiệu “cấm vận” bao vây bóp chết dự án nghìn tỉ…

Trụ sở Công ty Hồng Phát

Trụ sở Công ty Hồng Phát

“Đầu” khởi kiện “yêu cầu liên doanh”, “Đuôi” đòi “chia 130 ha đất” (!)

Ngày 30/11/2020, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Long An tổ chức cuộc họp thi hành Phán quyết Trọng tài số 29/12 ngày 25/4/2013 (PQTT) do Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên chủ trì. Tham dự có đại diện Công ty Hồng Phát, Công ty China Policy Limited (CPL), Viện KSND tỉnh Long An …

CPL xác định: Đã nhận được văn bản ngày 4/9/2020 của Công ty Hồng Phát hỏi CPL tiếp tục “thi hành PQTT” hay đề nghị “chia tách Dự án, chia đất”? CPL đã trả lời tại cuộc họp với Cục THADS tỉnh Long An ngày 20/8/2020. Trước đó, ngày 13/7/2020, CPL có văn bản gửi cho Hồng Phát thể hiện rõ quan điểm của CPL và CPL giữ nguyên quan điểm này. Cụ thể: Tại văn bản ngày 13/7/2020 “đề xuất thành lập Công ty liên doanh theo PQTT”, CPL cho rằng đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình theo “Thỏa thuận khung” kí kết ngày 1/6/2007. CPL nhấn mạnh rằng “CPL có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, chấp nhận các yêu cầu hay điều kiện bổ sung của Hồng Phát”?

Trong khi đó, tại cuộc họp với Cục THADS tỉnh Long An ngày 20/8/2020, đại diện CPL nêu ý kiến: “CPL tiếp tục yêu cầu Cục THADS tỉnh Long An thi hành PQTT nhưng CPL bảo lưu yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc chia tách dự án, chia đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CPL”.

CPL đâm đơn khởi kiện để được PQTT, buộc hai bên như “nước với lửa” phải đàm phán, kí kết hợp đồng, thành lập Công ty liên doanh. Rồi cũng chính CPL đòi “tách Dự án, chia đất”. Hồ sơ thể hiện, từ ngày 1/4/2019 đến nay, CPL đã nhiều lần có văn bản đòi “chia tách Dự án, chia 130 ha đất” (cắt ra từ phần đất 232,66ha của Hồng Phát). Điển hình như “Văn bản thỉnh cầu” gửi Chính phủ và các cơ quan hữu quan văn bản đề ngày 15/8/2019, CPL nêu: Mâu thuẫn giữa CPL và Công ty Hồng Phát kéo dài, không thể tháo gỡ, việc hai bên cùng hợp tác thành lập Công ty liên doanh để phát triển Dự án là không còn khả thi. Từ đó, CPL khẩn thiết thỉnh cầu các cơ quan hữu quan xem xét chấp thuận kiến nghị “tách dự án, chia 130 ha đất”, như là giải pháp duy nhất để giải quyết triệt để và dứt điểm tranh chấp kéo dài hơn 10 năm qua giữa CPL và Công ty Hồng Phát.

Tại cuộc họp ngày 13/11/2019, do Chủ tịch UBND tỉnh Long An chủ trì, CPL tiếp tục đề xuất “chia tách Dự án” và cho rằng đây là “một trong những giải pháp tốt nhất”.

Tại “Đơn trình bày và kiến nghị” ngày 28/02/2020 và “Đơn kêu cứu” ngày 27/4/2020, CPL cũng quyết liệt đòi chia 130 đất…Đó là lý do để Công ty Hồng Phát nhiều lần đề nghị CPL xác định: CPL muốn “thi hành PQTT, lập Công ty liên doanh” hay muốn “tách Dự án, chia đất”?

Bà Thái Thị Hồng Hậu, Phó Tổng Giấm đốc Công ty Hồng Phát, phản ứng: “CPL xác định “Mâu thuẫn giữa CPL và Hồng Phát kéo dàikhông thể tháo gỡ” nhưng CPL lại khởi kiện yêu cầu“liên doanh”. Sau hơn 7 năm, CPL lại đảo ngược, cho rằng “liên doanh không khả thi” nên tự vô hiệu hoá PQTTđòi chia đất. Đến đây, CPL phơi bày hành vi thể hiện sự bỡn cợt, xem thường pháp luật Việt Nam. Rõ ràng, chính CPL khởi kiện để có được PQTT “như ý”, nhưng không thực thi mà sử dụng PQTT làm công cụ để chống phá, ngăn chặn, làm tê liệt Dự án; mục đích cuối cùng của CPL là khai tử PQTT, khai tử Dự án để đòi chia 130 ha đất với Công ty Hồng Phát”.

Bỡn cợt, coi thường văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tại nhiều cuộc họp thi hành PQTT, đại diện Công ty Hồng Phát, nêu quan điểm: PQTT ép buộc hai bên liên doanh là không đúng với quy định pháp luật Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, nhưng đã có hiệu lực thi hành nên Công ty Hồng Phát luôn tôn trọng và nghiêm túc thực hiện, thiện chí hợp tác trong quá trình thi hành án. Công ty Hồng Phát đã nhiều lần nỗ lực trao đổi, thỏa thuận với CPL theo yêu cầu của Cơ quan thi hành án. Hàng loạt cuộc họp giải quyết việc thi hành PQTT giữa Hồng Phát với CPL đều được Cục THADS tỉnh Long An lập biên bản, ghi nhận đầy đủ nội dung.

Tại cuộc họp ngày 30/11/2020, bà Thái Thị Hồng Hậu tái khẳng định: Hiện PQTT đang có hiệu lực pháp luật và 2 công ty đang thực thi. Tuy có khó khăn nhưng Hồng Phát luôn tuân thủ pháp luật, cùng CPL tìm biện pháp để tháo gỡ, để đạt được thoả thuận, tiến tới kí kết Hợp đồng liên doanh, từ đó xúc tiến thực hiện các thủ tục xin phép cần thiết để có được Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty liên doanh, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Phía CPL đang tồn tại 2 quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau: Vừa muốn “thi hành PQTT, thành lập Công ty liên doanh”; vừa lại muốn “chia tách Dự án, chia 130 ha đất”. Trên thực tế, không thể tồn tại song song 2 yêu cầu trái ngược, do đó tại cuộc họp này, Công ty Hồng Phát đề nghị CPL xác định lại:

Một: Nếu CPL muốn “chia tách Dự án, chia đất” thì đề nghị CPL nêu rõ lý do để yêu cầu “tách và chia”? Việc “tách và chia” căn cứ vào những điều luật cụ thể nào? Cơ sở nào để CPL đòi “chia” 130 ha đất mà không phải ít hơn, hay nhiều hơn? Cơ quan nào có thẩm quyền để thực hiện việc “tách Dự án” và “chia đất” theo yêu cầu của CPL? Khi đó, sẽ xử lý ra sao đối với PQTT?

Nếu CPL giữ nguyên yêu cầu chia đất thì đề nghị Cục THADS tỉnh Long An có văn bản gửi Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp), Chủ tịch UBND tỉnh Long An kiêm Trưởng ban chỉ đạo THADS tỉnh cùng các cơ quan chức năng, làm rõ việc này để có hướng xử lý tiếp theo, không để kéo dài vì thiệt hại sẽ càng chồng chất theo thời gian. Công ty Hồng Phát sẽ khởi kiện tại Toà án nhân dân để yêu cầu CPL bồi thường thiệt hại.

Hai: Nếu chọn “thi hành PQTT” thì CPL phải khẳng định rõ ràng với Công ty Hồng Phát và Cơ quan THADS, là CPL chấm dứt yêu cầu “chia tách Dự án, chia đất”. Đồng thời CPL có ngay văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng, khẳng định từ bỏ yêu cầu “chia, tách Dự án, chia đất” để Thủ tướng Chính phủ có hướng xử lý tiếp theo.

Đại diện chủ đầu tư Dự án khẳng định: Công ty Hồng Phát đã chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện các thủ tục xin phép cần thiết, đăng ký và có được Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty liên doanh. Hồng Phát đang chờ CPL có quan điểm dứt khoát là từ bỏ yêu cầu “chia tách Dự án, chia đất”; đồng thời cam kết tuân thủ và thực thi PQTT để hai bên ngồi lại bàn bạc, giải quyết những bất đồng, đạt được thoả thuận, tiến tới ký kết Hợp đồng, lập liên doanh. Công ty Hồng Phát đề nghị CPL thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tuân thủ pháp luật nước sở tại.

Bà Thái Thị Hồng Hậu trình bày tiếp: Để Công ty liên doanh được thành lập thì 2 điểm mấu chốt cần phải được làm sáng tỏ là “tư cách pháp nhân của CPL” và “khoản ngoại tệ 15,6 triệu USD” mà CPL đã chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam để tạm ứng cho Dự án. Tại các cuộc họp do Cục THADS tỉnh Long An tổ chức, Công ty Hồng Phát đã nhiều lần đề nghị CPL chứng minh tư cách pháp nhân đối với Dự án, tức là phải đăng ký để được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, CPL cho rằng luật pháp Việt Nam không có quy định nên không thực hiện.

Để giúp CPL nhận thức đúng và tuân thủ pháp luật Việt Nam về đầu tư, Công ty Hồng Phát đã có hai văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Long An số 63/CV-CPHP.19 ngày 26/6/2019 và số 73/CV-CPHP.19 ngày 6/8/2019, đề nghị có ý kiến chuyên môn về “tư cách pháp nhân và khoản ngoại tệ 15,6 triệu USD của CPL”.

Ngày 27/8/2019, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Long An kí Văn bản số 3359/SKHĐT-KTĐN, nêu rõ: “Về hình thức đầu tư và tư cách pháp nhân của CPL, Bộ KH&ĐT đã có văn bản số 2463/BKHĐT-PC ngày 17/4/2018, như sau:“Hiện nay, việc thành lập tổ chức kinh tế, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 37 của Luật Đầu tư năm 2014. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập. Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Đầu tư năm 2014, hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư”.

Trang 1

Văn bản 2463/BKHĐT-PC ngày 17/4/2018 của Bộ KH&ĐT

Ý kiến của Bộ KH&ĐT đã rõ, Sở KH&ĐT đề nghị Công ty Hồng Phát nghiên cứu ý kiến của Bộ KH&ĐT để thực hiện.

Liên quan đến số ngoại tệ 15,6 triệu USD, Văn bản số 2463/BKHDT-PC của Bộ KH&ĐT nêu: “Trong thời gian Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực thi hành, việc tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam cho đối tác Việt Nam để hợp tác với đối tác này và sử dụng cho các hoạt động đầu tư của dự án mà chưa thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chưa có cơ sở để xác định việc chuyển vốn này là hoạt động đầu tư vào dự án đầu tư với tư cách là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư”.

Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, cùng với văn bản của Bộ KH&ĐT, và Sở KH&ĐT tỉnh Long An, thì CPL phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời CPL phải đăng ký mở tài khoản góp vốn và gửi hồ sơ đăng ký tài khoản góp vốn cho Ngân hàng Nhà nước. Công ty liên doanh không thể thành lập nếu CPL không thực hiện 2 vấn đề mấu chốt nêu trên. Tuy nhiên đến nay, CPL kiên quyết không thực hiện vì luôn cho rằng luật pháp Việt Nam không có quy định?

Trao đổi với báo chí, bà Thái Thị Hồng Hậu bức xúc: Trước những lập luận vững chắc của Hồng Phát, luật sư Lương Văn Trung, đại diện uỷ quyền của CPL cho rằng: Văn bản số 2463/BKHĐT-PC của Bộ KH&ĐT chỉ “đọc cho vui, không có giá trị gì” (?!). Đại diện Công ty Hồng Phát đề nghị Chấp hành viên cho ghi vào biên bản “CPL nói văn bản của Bộ KH&ĐT chỉ tham khảo cho vui, không có giá trị”, luật sư Trung liền chỉnh lại: “Không phải tham khảo mà chỉ đọc cho vui”.

Bà Thái Thị Hồng Hậu nói với luật sư Trung: “Tôi nộp hồ sơ, người ta trả lời những vấn đề của 2 công ty như vậy, bây giờ anh kêu tôi nói cho vui với anh. Anh nói chuyện pháp luật Việt Nam giống như anh trèo lên đầu người ta. Anh là luật sư mà nói chuyện trên luật, văn bản Nhà nước đưa ra hướng dẫn mà nói chỉ đọc cho vui. Anh coi thường pháp luật Việt Nam quá rồi”. Luật sư Trung một lần nữa chỉnh lại: “Không phải văn bản vui mà văn bản đọc cho vui” (?!).

Đại diện Hồng Phát lên tiếng: “Tại cuộc họp thi hành án, có sự tham dự của đại diện Viện KSND tỉnh Long An, vậy mà luật sư Lương Văn Trung ngang nhiên phán xét đến 3 lần “Văn bản của Bộ KH&ĐT chỉ để đọc cho vui”. Bộ KH&ĐT là cơ quan được Chính phủ giao phó trách nhiệm lĩnh vực chuyên ngành về đầu tư. Văn bản số 2463/BKHĐT-PC của Bộ KH&ĐT ban hành căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Sở KH&ĐT tỉnh Long An yêu cầu Công ty Hồng Phát thực hiện theo Văn bản này. Vậy mà luật sư Trung phán văn bản này chỉ “đọc cho vui”, là thể hiện dấu hiệu luật sư, ông Trung phát ngôn trịch thượng, đứng trên pháp luật, xem thường cả các bộ, ngành Trung ương. Do đó, Công ty Hồng Phát đã có kiến nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các cơ quan chức năng xem xét, xử lý hành vi thể hiện dấu hiệu vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư Việt Nam của luật sư Lương Văn Trung”.

Dự án bị đình trệ nhiều năm bởi Quyết định 07

Dự án bị đình trệ nhiều năm bởi Quyết định 07

Dự án bị đình trệ nhiều năm bởi Quyết định 07

Cần chấm dứt duy trì Quyết định số 07, để Công ty Hồng Phát góp vốn vào Công ty liên doanh

Ghi nhận ý kiến của đại diện CPL, Công ty Hồng Phát và Viện KSND tỉnh, Chấp hành viên An Đặng Hoàng Yên kết luận: “Cục THADS tỉnh Long An tiếp tục tổ chức việc thi hành PQTT theo quy định; cụ thể mời đại diện 2 công ty để thỏa thuận thành lập Công ty liên doanh. Cục THADS tỉnh sẽ mời đại diện các ngành của tỉnh Long An và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh để bàn giải pháp tổ chức thi hành PQTT”.

Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên xác định: “CPL và Công ty Hồng Phát tiếp tục yêu cầu Cục THADS tỉnh Long An thi hành PQTT, tuy nhiên theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật khác có liên quan, việc thành lập Công ty liên doanh phải do ý chí tự nguyện của các bên đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (kể cả cơ quan THADS) không thể thực hiện thay việc thành lập Công ty liên doanh. Cục THADS tỉnh Long An đề nghị 2 công ty tiếp tục thỏa thuận việc lập liên doanh theo PQTT”.

Đại diện Công ty Hồng phát lên tiếng: Khẳng định thành lập Công ty liên doanh phải do ý chí tự nguyện của các bên đương sự, không ai có thể thực hiện thay nhưng trên thực tế, Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên đã và đang “làm thay” cho CPL, bằng việc kí ban hành Quyết định 07/QĐ-CTHADS ngày 18/12/2018 (Quyết định số 07), nội dung: “Tạm dừng đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản đối với 13 sô đỏ của Công ty Hồng Phát cho đến khi thực hiện xong PQTT”. Việc ký Quyết định số 07, Chấp hành viên Yên làm theo yêu cầu của CPL.

Tại cuộc họp ngày 30/11/2020, CPL đề nghị duy trì hiệu lực Quyết định số 07 cho đến khi hai bên làm thủ tục góp quyền sử dụng đất vào Công ty liên doanh.

Suốt hơn 2 năm qua, Công ty Hồng Phát liên tục khiếu tố, trưng tài liệu, chứng cứ để khẳng định Quyết định số 07 ban hành thể hiện có dấu hiệu trái quy định của pháp luật. Cụ thể:

Thứ nhất, Quyết định số 07 ban hành không đúng phạm vi, đối tượng thi hành án bởi PQTT không giải quyết tranh chấp về tài sản nên hoàn toàn không có nội dung nào yêu cầu ngăn chặn 13 sổ đỏ của Công ty Hồng Phát.

Thứ hai, Quyết định số 07 ban hành không có căn cứ pháp lý và cơ sở thực tế: Theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan, việc thành lập Công ty Liên doanh phải do ý chí tự nguyện của Công ty Hồng Phát và CPL, không ai được làm thay. Đây cũng là quan điểm của Bộ Tư pháp tại Văn bản số 123/BC-BTP ngày 4/6/2018; của Tổng cục THADS tại Văn bản số 4341/TCTHADS-NV1 ngày 26/11/2018 và của Cục trưởng Cục THADS tỉnh Long An tại Văn bản số 458/CV-CTHADS ngày 5/10/2018. Chính Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên đã xác định rõ điều này nhưng lại lấy lý do thực hiện PQTT, lập Công ty Liên doanh để ngăn chặn 13 sổ đỏ của Công ty Hồng Phát là không có căn cứ, trái pháp luật.

Thứ ba, Quyết định số 07 xâm phạm nghiêm trọng đến tài sản doanh nghiệp: Phần diện tích 232,66ha thể hiện trên 13 sổ đỏ thuộc quyền sử dụng hợp pháp và duy nhất của Công ty Hồng Phát, được pháp luật công nhận. Quyết định 7 ngăn chặn 13 sổ đỏ trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu tài sản của Hồng Phát được bảo vệ bởi Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Đầu tư cùng các quy định pháp luật khác có liên quan.

Thứ tư, Quyết định số 07 thể hiện chống lại ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tư pháp, trái ngược với chỉ đạo của Tổng cục THADS: Theo yêu cầu của CPL, Cục THADS tỉnh Long An đã từng ngăn chặn 13 sổ đỏ nêu trên bằng Công văn số 525/CTHA ngày 18/9/2017 (Công văn 525) dẫn đến khiếu nại của Công ty Hồng Phát. Từ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, lãnh đạo Bộ Tư pháp chủ trì, cùng nhiều cơ quan chức năng (trong đó có Viện KSND Tối cao) vào cuộc, làm rõ và có Văn bản số 123/BC-BTP ngày 4/6/2018, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xác định rõ: “Không có cơ sở để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của Công ty Hồng Phát”.

Ngày 31/8/2018, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 8248/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình: Đồng ý về nguyên tắc hướng giải quyết của Bộ Tư pháp tại văn bản 123/BC-BTP ngày 4/6/2018”.

Ngày 26/11/2018, Tổng cục THADS có Văn bản số 4341/TCTHADS-NV1, khẳng định: “Không có căn cứ để cưỡng chế kê biên tài sản đối với 13 sổ đỏ trực của Công ty Hồng Phát…Yêu cầu Cục THADS tỉnh Long An chấm dứt thực hiện nội dung Công văn số 525”. Từ chỉ đạo của Tổng cục THADSngày 29/11/2018, Cục THADS tỉnh Long An ra Văn bản số 682/CV-CTHADSchấm dứt hiệu lực Công văn số 525” vì không có căn cứ pháp lý và cơ sở thực tế, trái quy định pháp luật.

Thứ năm, Quyết định số 07 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Quyết định số 07 đã chặn đứng nguồn huy động vốn của chủ đầu tư để tiếp tục thực hiện Dự án, dẫn đến Dự án quy mô nghìn tỉ rơi vào bế tắcđẩy Công ty Hồng Phát đến chỗ phá sản do gánh chịu nhiều thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Quyết định số 07 còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư, gây lãng phí nguồn tài nguyên, cản trở sự phát triển của tỉnh Long An

Không chỉ yêu cầu ngăn chặn 13 sổ đỏ, CPL còn yêu cầu UBND tỉnh Long An buộc Hồng Phát tạm dừng thực hiện Dự án trong phạm vi diện tích 13 sổ đỏ, cho đến khi thỏa thuận liên doanh được ký kết. Yêu cầu hết sức phi lý này đã được Chủ tịch UBND tỉnh Long An chấp thuận bằng văn bản số 82/BB-UBND ngày 13/11/2019.

Như vậy, là chủ đầu tư Dự án, Công ty Hồng Phát phải chịu “một cổ, hai tròng”, vừa bị Cục THADS tỉnh Long An ngăn chặn toàn bộ 232,66 ha đất; vừa bị Chủ tịch UBND tỉnh Long An ra lệnh tạm dừng triển khai Dự án. Cả hai lệnh này đều theo yêu cầu của CPL kéo dài đến nay vẫn chưa được gỡ bỏ. Công ty Hồng Phát đã có nhiều đơn thư khiếu tố, kiến nghị, kêu cứu…nhưng quyền lợi chính đáng, hợp pháp của chủ đầu tư Dự án vẫn không được xem xét. Trong khi với hơn 1.000 tỉ đồng đầu tư vào Dự án, ngày từng ngày, Công ty Hồng Phát phải gồng mình gánh chịu thiệt hại chồng chất.

Về phía Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên: Tổ chức thi hành PQTT để hai bên đàm phánlập Công ty liên doanh nhưng chính Chấp hành viên Yên đã ngăn chặn việc lập liên doanh bằng Quyết định số 07. Hơn ai hết, Chấp hành viên nhận thức sâu sắc rằng, khi Quyết định số 07 còn tồn tại thì Công ty Liên doanh không thể nào thành lập theo PQTT. Bởi Quyết định số 07 đã ngăn chặn Hồng Phát thực hiện quyền góp vốn bằng giá trị 13 sổ đỏ vào Công ty liên doanh. Và khi bị ngăn chặn thì 13 sổ đỏ của Hồng Phát cũng không đáp ứng đủ điều kiện để góp vốn vào liên doanh theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.

Mặt khác, theo quy định của Luật THADS, sau khi ngăn chặn tài sản, Cơ quan THADS phải tiến hành các bước tiếp theo như kê biên, xử lý tài sản (thẩm định giá, bán đấu giá, giao tài sản…). Chấp hành viên Yên biết rõ, nếu Cơ quan THADS tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản của Hồng Phát thì trái với nội dung PQTTChính vì thế nên ông Yên sau khi ký Quyết định số 07 thì “ngâm” 2 năm vẫn không thực hiện các bước tiếp theo, gây thiệt hại cho Công ty Hồng Phát hàng trăm tỷ đồng và tăng theo từng ngày.

Do đó, việc Công ty Hồng Phát kiến nghị chấm dứt hiệu lực đối với Quyết định số 07 để Hồng Phát góp vốn bằng giá trị 13 sổ đỏ vào Công ty liên doanh, là có cơ sở! Trường hợp, Chấp hành viên Yên tiếp tục làm theo CPL, duy trì Quyết định số 07 thì nhất thiết phải có hướng xử lý tiếp theo đối với 13 sổ đỏ của Công ty Hồng Phát, tránh để kéo dài gây hậu quả không thể khắc phục. Dù CPL đã có cam kết chịu trách nhiệm nhưng Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên mới là người chịu trách nhiệm chính đối với việc ký ban hành Quyết định số 07.

Cần nói rõ thêm liên quan đến khiếu nại của Công ty Hồng Phát đối với Quyết định số 07. Lãnh đạo Bộ Tư pháp đã có Văn bản số 2097/BTP-TTR ngày 11/6/2020, kết luận: Quá trình Tổng cục THADS xử lý đơn khiếu nại của Công ty Hồng Phát đã có sai sót, phần nào làm phát sinh khiếu nại bức xúc từ Công ty Hồng Phát cần phải được chấn chỉnh, rút kinh nghiệm. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã chỉ đạo và giao Tổng cục THADS sửa đổi, chỉ đạo đính chính, những nội dung chưa đúng quy định pháp luật; tổ chức họp, kiểm điểm, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với những sai sót trong việc xử lý đơn khiếu nại của Công ty Hồng Phát. Ngoài ra, Công ty Hồng Phát có đơn tố cáo đối với một số đơn vị, cá nhân có liên quan, trong đó có ông Mai Lương Khôi, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS (hiện là Thứ trưởng Bộ Tư pháp) nhưng đến nay lãnh đạo Bộ Tư pháp vẫn chưa có kết luận về trách nhiệm của Tổng cục trưởng Mai Lương Khôi trong việc chỉ đạo thụ lý, giải quyết khiếu nại của Công ty Hồng Phát.

Nữ doanh nhân cao tuổi Trần Thị Việt Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Hồng Phát cho biết, sẽ xem xét kiến nghị xử lý việc Tổng cục THADS “ngâm” không giải quyết khiếu nại, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Dự án …

Chủ tich HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Hồng Phát Trần Thị Việt Thanh tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người

Chủ tich HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Hồng Phát Trần Thị Việt Thanh tặng tiền xây nhà tình thương

Cuối tháng 11/2020, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi đã đến trụ sở gặp Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh Long An, đặt ra hai vấn đề:

  1. Nếu CPL giữ nguyên yêu cầu chia đất, thì Cục THADS tỉnh Long An sẽ có giải pháp như thế nào đối với PQTT?
  2. Nếu tiếp tục duy trì Quyết định số07 thì Cục THADS tỉnh Long An có hướng xử lý như thế nào đối với 13 sổ đỏ của Công ty Hồng Phát?

Ghi nhận ý kiến phóng viên, Phó Cục trưởng cho biết, sẽ báo cáo với Cục trưởng THADS tỉnh Long An. Nhưng đến nay, Tạp chí Người cao tuổi chưa nhận được phản hồi từ Cục THADS tỉnh Long An.

(Theo Mai Thân – ngaymoionline.com.vn – 04/01/2021)

Tin Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN ẤN TƯỢNG

Advertismentspot_img

TIN MỚI NHẤT

Đạo diễn trăm tỷ Võ Thanh Hòa góp mặt tại sự kiện khai trương thương hiệu Letitia

Dù bận rộn với dự án phim điện ảnh Kính Vạn Hoa và Linh Miêu sắp ra mắt, Đạo diễn Võ Thanh Hòa cùng...

Chuyến Thiện Nguyện Của Bà Con Bên Châu Âu Tới Vùng Bão lụt

 Những người con xa xứ, dù sinh sống nơi đất khách quê người, vẫn luôn hướng về quê hương với tấm lòng đầy trắc...

Kiến trúc sư cảm xúc của show diễn lịch sử: Tuấn Hưng & Duy Mạnh: Đạo diễn Dương Quang Minh

Một cuộc gặp lịch sử, một cái ôm trị giá hơn 3 tỷ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt sau trận bão lịch...
Advertismentspot_img

Want to stay up to date with the latest news?

We would love to hear from you! Please fill in your details and we will stay in touch. It's that simple!