Có nhiều thuật ngữ về thương mại điện tử, và để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn giữa các nền tảng, bài viết này Shop Thương gia & Điện tử sẽ làm rõ khái niệm Website thương mại điện tử và Sàn giao dịch thương mại điện tử.
Việt Nam hiện đang là sân chơi hấp dẫn cho các ông lớn của châu lục như: Alibaba, Tencent, SEA Group… và cả khối đầu tư nội. Cuộc chơi đốt tiền này chưa biết đến khi nào mới dừng lại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki. Và sự ra đời của hàng loạt sàn TMĐT như Shop Thương gia & Thị trường…
Điều này vô hình tạo ra một sân chơi mà lợi ích lớn nhất sẽ thuộc về khách hàng. Vô số chiến dịch khuyến mãi, giảm giá, quà tặng kèm, hỗ trợ phí vận chuyển, xoá bỏ phí thanh toán trong vòng 2 năm (2020-2021)… là những lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gia nhập thị trường Thương mại điện tử. Rất nhiều doanh nghiệp đã thúc đẩy tỉ lệ ra đơn hàng và tạo được lợi nhuận khổng lồ sau vài năm gia nhập.
Vậy thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là hoạt động mua-bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) thông qua các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử còn được gọi là E-commerce, nghĩa là Electronic Commerce.
Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 2010. Chính phủ sau khi nghiên cứu trong một thời gian dài đã ban hành Nghị định về thương mại điện tử. Các hoạt động thương mại điện tử đã chính thức được pháp luật công nhận vào năm 2013. Thông tin chi tiết như sau:
“Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” – Nghị Định Số: 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử.
Website thương mại điện tử & Sàn giao dịch thương mại điện tử
- Website thương mại điện tử
Là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Website thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh: Bán trực tiếp với khách hàng (Direct sale D2C)
Vì sử dụng mô hình kinh doanh bán trực tiếp với khách hàng nên hình thức này được nhiều doanh nghiệp triển khai để chủ động hơn trong việc phân phối và kiểm soát đơn hàng… Một số doanh nghiệp lớn đã triển khai hình thức website TMĐT như: Thế giới đi động, Điện máy xanh, Bách hoá xanh, BigC… Bên cạnh đó, các shop quà tặng, thời trang, mỹ phẩm… cũng thường xây dựng cho mình một website riêng có chức năng mua hàng, thanh toán.
Mục đích xây dựng và hình thành website TMĐT sẽ phụ thuộc lớn vào chiến lược phát triển của công ty, tránh nguy cơ lệ thuộc vào các sàn TMĐT.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Hiểu đơn giản, đó là một “khu chợ” mà các thương nhân có thể đến thuê/mua một vị trí để mở gian hàng của mình.
Sàn giao dịch TMĐT sử dụng mô hình kinh doanh:
▪️ Khách hàng với Khách hàng (C2C)
▪️ Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
▪️ Bán trực tiếp với Khách hàng (Direct sale D2C)
Hình thức này được triển khai bởi những cái tên quen thuộc như: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada. Shop Thương gia & Thị trường…
Các sàn thương mại điện tử chính ở Việt Nam
Mặc dù sân chơi hiện nay có sự tham gia của rất nhiều sàn lớn nhỏ, nhưng có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường và người tiêu dùng vẫn là 4 cái tên: Tiki, Shopee, Lazada, Sendo, Shop Thương gia & Thị trường.
TIKI
▪️ Thành lập từ tháng 3/2010
▪️ Hệ sinh thái Tiki đang vận hành bao gồm: TikiNOW Smart Logistics; Ticketbox; Tiki Trading
▪️ Nhà đầu tư chính: Sea, TenaJD.com, Vinagame Corporation, STICcent
▪️ Dạng thức kinh doanh: E-Marketplace & E-commerce sales website (thông qua Tiki Trading)
SENDO
▪️ Thành lập từ tháng 9/2012
▪️ Công ty mẹ: Tập đoàn FPT
Đầu năm 2020, có nhiều nguồn tin cho rằng Tiki và Sendo sẽ “về chung một nhà” để tăng lợi thế cạnh tranh với 2 đối thủ đáng gờm còn lại. Tuy nhiên, thương vụ này dường như không thành do không đạt được một số thỏa thuận và cả 2 vẫn “thân ai nấy lo, nhà ai nấy ở”.
SHOPEE
▪️ Thành lập từ 2015
▪️ Có mặt tại 7 quốc gia: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Taiwan, Vietnam and the Philippines.
▪️ Nhà đầu tư chính: Sea, Tencent
▪️ Dạng thức kinh doanh: E-Marketplace & E-commerce sales website.
LAZADA
▪️ Thành lập từ năm 2012 (trực thuộc tập đoàn Rocket Internet)
▪️ Có mặt ở 6 quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thailand and Vietnam.
▪️ Năm 2016, chính thức được mua lại và trực thuộc Alibaba Group
▪️ Nhà đầu tư chính: Alibaba Group
▪️ Dạng thức kinh doanh: E-Marketplace & E-commerce sales website
▪️ Thành lập từ năm 2020 (Trực thuộc Tạp chí Thương gia & Thị trường)
▪️ Dạng thức kinh doanh: Newspapers E-Commerce Platform – Nền tảng sàn thương mại điện tử tích hợp báo chí
▪️ Phương châm hoạt động: chỉ bán hàng chính hãng, tiêu chí “Hỗ trợ thương gia, phát triển thị trường”.
Mặc dù là nền tảng TMĐT mới, ra đời sau các “anh cả” lớn mạnh khác, nhưng Shop Thương gia & Thị trường chứng minh bản thân là một sàn TMĐT trẻ, năng động và đầy tiềm năng. Ưu điểm của ứng dụng Shop Thương gia & Thị trường là cho phép bạn mua và bán hàng mọi lúc, mọi nơi. Bạn có thể tải ứng dụng Shop Thương gia & Thị trường cũng như bán hàng miễn phí mà không phải chịu bất kỳ một khoản phí hoa hồng nào. Ngoài ra, ứng dụng còn có những ưu điểm sau: giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng. Bạn sẽ dễ dàng thấy được ngay những sản phẩm nổi bật cũng như dễ dàng tìm đến các ô tìm kiếm, giỏ hàng hoặc tính năng chat liền tay. Ứng dụng tích hợp công nghệ quản lý đơn mua và bán hàng tiện lợi trên cùng một tài khoản. Bạn sẽ vừa là người mua hàng, vừa là người bán hàng rất linh hoạt, dễ dàng. Cập nhập thông tin khuyến mãi, Flash Sale nhanh chóng và liên tục…
Các sàn thương mại điện tử đều đang tham gia cuộc chiến “đốt tiền” để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ cũng như những chiến dịch marketing rầm rộ. Các thương hiệu và sellers kinh doanh trên sàn có thể tiết kiệm được nhiều công sức, chi phí hơn so với tự vận hành shop riêng và chạy marketing. Đây có thể gọi là “thời điểm vàng” để lên sàn. Tuy nhiên, nếu ai cũng lên sàn, đồng nghĩa với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá, khi sản phẩm của nhiều người bán được đặt cạnh nhau. Làm sao để sản phẩm của bạn nổi bật hơn, nằm ở thứ hạng tìm kiếm cao hơn và sinh ra nhiều đơn hàng hơn?
Liên hệ ngay với sàn TMĐT Shop Thương gia & Thị trường để được tư vấn!
- Hotline: 1900-636-001
- Email: shop@gmail.com